Home » » Thấm dột? giải pháp nguyên nhân và cách thi công chống thấm toàn diện

Thấm dột? giải pháp nguyên nhân và cách thi công chống thấm toàn diện




Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sản phẩm chống thấm cho chúng ta lựa chọn. Đa phần các khách hàng đều tìm hiểu trên mạng các sản phẩm chống thấm đạt hiệu quả cao vê chất lượng cũng như giá thành.
 Chúng tôi Công ty  chuyên thi công, cung cấp các loại vật liệu chống thấm đạt hiệu quả cao, chất lượng đảm bảo, có chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thử nghiệm.
 Đến với chúng tôi quý khách sẽ được tư vấn về cách chống thấm cho ngôi nhà của bạn một cách toàn diện nhất, tiết kiệm nhất và tốt nhất.

Thấm là gi và tại sao ta phải sử lí chống thấm đó là vấn đề nan giải và đau đầu nhất. Cứ vào các mùa mưa là công trình lại bị thấm dột, không ít thì nhiều có công trình vừa mới xây, đi vào sử dụng đã bị thấm.
Tại sao lại bị thấm và nguyên nhân của nó là gì? 
Giải pháp chống thấm như thế nào?
Thấm bắt nguồn từ nước mà nước lại có ở khắp các mọi nơi. Chỗ nào có nước là chỗ đó có nguy cơ bị thấm. Khác với chống nóng, chống thấm lại rất khó có thể nhận biết và xử lí chống thấm thì cũng không phải là vấn đề đơn giản.
Tại sao lại thấm? Về lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 - 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.
Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Những phần nào của công trình dễ bị thấm?
Đó là những phần mà công trình chịu tác động chịu tác động của tự nhiên: nước mưa, nước ngầm và các công trình liên quan đến trữ nước, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
- Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
- Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
- Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
- Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Các vị trí xung yếu cụ thể
Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước - sau, khối xây cũ - mới (truờng hợp cải tạo)
- Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
- Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
- Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
- Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
- Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
- Khu vực gần sê nô, máng tràn
Các vị trí xung yếu cụ thể
Hướng dẫn thi công chống thấm cho một số khu vực
-          Đối với cổ ống xuyên sàn, hộp kĩ thuật:
Đục chữ V xung quanh cổ ống, hộp kĩ thuật làm sạch về mặt sau đó sử dụng băng trương nở Hyperseal quấn xung quanh cổ ống. Sử dụng vữa đổ bù không co  Sikagrout 214-11 lên phần vừa đục hoặc dùng sika latex TH hoặc Sika latex trộn với vữa, xi măng, cát trát xung quanh cổ ống
-          Khu vực sê nô, sàn ban công, sân thượng, sàn mái, tường hầm… sử dụng sika proof membrane quét chống thấm hoặc dùng màng khò chống thấm Copernit sau đó sử dụng sika latex hoặc latex TH trộn với vữa xi măng cát cán lớp vữa bảo vệ
-          Đối với khu vực sàn vệ sinh, tường,… sử dụng sika topseal 107 hoặc Masterseal 540 quét chống thấm sau đó sử dụng thêm vữa xi măng cát trộn với sika latex hoặc latex TH làm lớp vữa bảo vệ

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS